REVIEW SÁCH “ VANG
BÓNG 1 THỜI”
Viết review sách không phải việc đơn giản xíu nào!
Đặc biệt là với 1 người đang trong giai đoạn, gọi là “ xóa mù sách”.
Xóa mù ở đây không phải là nó không biết sách là gì, mà là nó
không tìm thấy cảm hứng trong sách, cảm được sách và những gì xung
quanh cuốn sách. Nó đọc sách đa phần là nắm nội dung cuốn sách viết
gì, thế là xong. Nó thấy việc đó thật chán. Nó hiểu rằng sách là
nguồn cung cấp kiến thức và đúc kết kinh nghiệm của người đi trước,
nó đâu có sống đủ lâu và sức khỏe déo dai để có thể làm và thử
nhiều việc, nên sách sẽ giúp nó đỡ đi khoản trãi nghiệm mà có thể
nhanh chóng tìm ra bí quyết cuộc sống. Vì tất cả những điều hay ho
không nên bỏ sót của thế giới mà nó cần ép mình đọc sách, hiểu
sách và tạo ra cảm hứng đọc sách cho mình. Nó đến với Nhóm sách.
“ Vang bóng 1 thời” là hình ảnh của 1 Việt Nam xa
xưa. Cuốn sách này không phù hợp với nó đâu. Đó là 1 thể loại văn
chương, mà thể loại văn chương thì muốn hiểu được nó phải hiểu tác
giả tác phẩm, ý nghĩa … bla bla…như hồi nó còn học cấp 2,3 cô giáo
vẫn hay phân tích văn học vậy. Vì vậy mà nó sẽ không thể nói nhiều
về sách được, vì cái xã hội và chuẩn mực nhìn nhận mọi điều của
hôm nay đã khác xưa mất rồi. Nó chỉ nhớ rằng tác phẩm “ Vang bóng 1
thời” của Nguyên Tuân làm nó có cảm giác ngày xưa ấy của Việt Nam
con người ở tầng lớp thấp hơn chăm chỉ và an nhàn nhưng lại bế tắc .
Cái đẹp mà Nguyễn Tuân suy tư, ngắm nhìn phát hiện ra được len lỏi
trong cái hỗn loạn của 1 xã hội nửa Tây nửa Ta, cái đẹp bừng sáng và
được yêu quí trân trọng nhưng lại bị chèn ép trước những mưu sinh đời thường
và lời ra tiếng vào của thiên hạ.
Đây là cuốn sách đầu tiên nó hiểu giá trị của “ Lời mở đầu” từ đó mà thấy rằng việc luyện viết review
sách như thế này sẽ giúp khắc lại những gì đã đọc và tập cách lan tỏa cảm hứng
cho chính mình và những ai mình muốn họ sẽ đọc cuốn sách. 12 mẫu chuyện trong
Vang bóng 1 thời có 12 kết thúc mở, tác giả “tả” câu chuyện nhiều hơn là “kể” bởi
vậy mà không có chú thích, bởi vậy mà người đọc của thế kỉ này khó có thể cảm
được hết ý nghĩa của thế kỉ trước. Lời mở đầu sách định hướng người đọc rằng,
sách viết về cái đẹp của 1 xã hội trong giai đoạn nửa mùa. Cái đẹp ấy là những
gì tinh túy của Việt Nam 1 thời, tại thời điểm viết ra tác phẩm những cái đẹp ấy
đang bị vùi lấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét